Chính sách đối ngoại của Liên Xô trong những năm 1933-1939 Hiệp_ước_Xô-Đức

Yêu sách của nước Đức Quốc xã đối với eo đất Dantzig của Ba Lan năm 1939

Sau khi Hitler lên nắm quyền năm 1933 và đưa nước Đức vào tiến trình của chủ nghĩa "quốc gia xã hội" chống Xô Viết, chống bồi thường cho cộng sản Liên Xô, làm băng giá các quan hệ kinh tế và quân sự Xô-Đức. Có những ý kiến cho rằng ban đầu Stalin nhìn nhận Hitler như một con rối của các tầng lớp tư bản độc quyền Đức. Họ đã đưa Hitler lên cầm quyền nhưng chính họ mới là những người chủ thực sự của Đức.[15] Kể từ đó, lập trường chính thức của các nhà ngoại giao Liên Xô, đứng đầu là Litvinov với chính sách về "an ninh chung châu Âu" trở thành cơ sở của hệ thống các điều ước quốc tế mà Liên Xô ký kết, phù hợp với hệ thống Versailles và ngăn chặn việc tìm kiếm kế hoạch phục thù của nước Đức.

Đến tháng 3 năm 1935, rốt cuộc nước Đức đã đơn phương chấm dứt hoạt động của các quan sát viên theo dõi việc thi hành các điều khoản quân sự của Hiệp ước Versailles 1919. Nước này đã thiết lập chế độ cưỡng bách tòng quân, thực hiện phổ biến chế độ đảm phụ chiến tranh phổ biến và thời kỳ tái vũ trang nước Đức đã bắt đầu. Tuy nhiên, hành động này của nước Đức đã không gặp phải sự phản đối có hiệu lực từ các cường quốc phương Tây, những nước bảo lãnh của Hiệp ước Versailles.

Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau giữa Ba Lan và Liên Xô đã được ký ngày 25 tháng 7 năm 1932, ban đầu có hiệu lực trong 2 năm. Đến ngày 5 tháng 5 năm 1934, nó được gia hạn đến ngày 31 tháng 12 năm 1945. Ngày 2 tháng 5 năm 1935, Liên Xô đã ký kết với Pháp, và ngày 16 tháng 6 ký kết với Tiệp Khắc các thỏa thuận hỗ trợ lẫn nhau. Còn Ba Lan thì đã tự nguyện đảm nhận việc bảo vệ lợi ích của Đức tại Hội Quốc Liên. Ngày 26 tháng 1 năm 1934, Ba Lan đã ký một tuyên bố với Đức về tình hữu nghị và không xâm phạm lẫn nhau.

Tiếp đó, tháng 11 năm 1936, Đức và Nhật Bản đã ký hiệp định chống lại Quốc tế Cộng sản Liên Xô, đến năm 1937 có thêm Italia tham gia. Liên Xô cung cấp hỗ trợ quân sự cho chính phủ Cộng hòa Tây Ban Nha, nơi mà Đức và Ý đang tích cực hỗ trợ các cuộc đảo chính của tướng Franco. Trong tháng 3 năm 1938, Đức thôn tính nước Áo và tuyên bố chủ quyền vùng Sudet trên lãnh thổ Tiệp Khắc. Trong khi đó, Anh và Pháp lại theo đuổi một chính sách xoa dịu và nhượng bộ.[16] Rất nhiều tổ hợp và tập đoàn đầu tư của phương Tây đầu tư vào nền kinh tế nước Đức, đặc biệt là trong ngành công nghiệp nặng.[17].

Sự việc rõ ràng hơn qua thư khố của Bộ Ngoại giao Đức. Một bản ghi nhớ ngày 4 tháng 11 năm 1938 cho thấy Hermann Göring nhấn mạnh việc phục hồi quan hệ mậu dịch với Liên Xô, nhất là việc mua nguyên vật liệu của Liên Xô. Những hiệp ước kinh tế Nga-Đức sẽ hết hạn vào cuối năm, và các cuộc đàm phán để ký kết lại thì chưa ngã ngũ. Hai bên vẫn còn nghi ngại nhau nhưng đang chầm chậm tiến đến gần nhau. Trở ngại chính trong mậu dịch là trong khi Đức đang thèm muốn nguyên liệu của Liên Xô, Đức không thể cung cấp cho Liên Xô những hàng hóa để dùng vào việc trao đổi hiện vật.

Tuy nhiên quan hệ kinh tế khó có thể thay thế các quan hệ chính trị ngoại giao đã có những dấu hiệu khác thường. Ngày 10 tháng 3 năm 1939, Josef Stalin đọc một bài diễn văn dài trong Đại hội Đảng lần thứ 18. Ba ngày sau, Đại sứ Đức ở Nga, Friedrich von der Schulenburg, gửi về Berlin một bản báo cáo dài, cho biết: "Trong tình hình quốc tế hiện nay mà họ cho là nghiêm trọng, Chính phủ Xô Viết tìm cách tránh cuộc xung đột giữa Liên Xô với Đức". Anh bỏ qua, nhưng Đức để ý đến việc này.[18]

Stalin tin rằng Anh thích liên minh với Ba Lan hơn là với Liên Xô. Ông cũng cho rằng Thủ tướng Anh Arthur Neville Chamberlain muốn đẩy Liên Xô ra ngoài rìa chính trường châu Âu. Tuy thế, chính sách ngoại giao của Liên Xô vẫn là để mở cho cả hai bên Đức và Anh-Pháp. Ngày 16 tháng 4 năm 1939, Ngoại trưởng Litvinov của Liên Xô chính thức đề nghị Hiệp ước Ba Bên gồm Anh, Pháp và Nga. Đấy là nỗ lực cuối cùng của Litvinov nhằm tạo mối liên minh chống Đức. Không nước nào ở Đông Âu, kể cả Ba Lan, có đủ tiềm lực duy trì một mặt trận ở vùng này. Tuy thế, đề nghị của Liên Xô đã gặp phải thái độ nghi ngại của Anh và Pháp.

"Sứ mạng Kandelaki"

Trong những nỗ lực để mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị nhằm giảm căng thẳng. Việc tìm kiếm những địa chỉ liên lạc bắt đầu vào năm 1934, sau những "đêm yến tiệc" ngoại giao, người Đức đã thuyết phục được Stalin rằng Hitler là biểu tượng của quyền lực lâu bền. Kết quả là vào cuối năm 1934, người Nga đã cử ông David Vladimirovik Kandelaki đến văn phòng đại diện thương mại của họ tại Berlin làm sứ giả để tìm kiếm việc thiết lập quan hệ chính trị với nước Đức.[19] Trước khi chia tay Kandelaki, Stalin đã gặp ông ta hai lần (và cuộc gặp lần thứ hai diễn ra tại tư gia) cho thấy tầm quan trọng của nhiệm vụ mà Stalin giao. Tại Đức, Kandelaki đã làm việc tích cực để chuyển các mối quan hệ từ vấn đề kinh tế sang vấn đề chính trị trong các cuộc đàm phán của mình với các bộ trưởng của nước Đức Quốc xã, với Hermann Göring và Thống đốc Ngân hàng quốc gia Đức Hjalmar Schacht. Đặc biệt, Kandelaki nói với Schacht: "Nếu có một cuộc gặp giữa Stalin và Hitler, rất có thể sẽ có những thay đổi". Trong bản báo cáo của Kandelaki về chuyện này, Stalin đã phê vào góc trên, bên trái: "Thật thú vị. J. St.". Và ông thông báo việc này với Voroshilov và Kaganovich.[20][21]

Tháng 3 năm 1935, Stalin đặc biệt lưu ý đối với các báo cáo tình báo "quan trọng, cần xem xét" của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp Pierre Laval, trong đó coi Liên Xô và đối thủ Đức Quốc xã không phải là không thể thay đổi hiện thực chính trị quốc tế. Cuối cùng, Đức và Liên Xô cũng vẫn có thể tấn công nhau và thiệt hại của họ là "một món hời" đối với Pháp[22]. Năm 1936, phía Liên Xô từ chối ký kết với Đức hiệp ước không xâm lược với lý do hai nước không có biên giới chung. Theo người đứng đầu mạng lưới tình báo Liên Xô Walter Germanovich Krivitsky, để chứng tỏ một phần thiện chí của Moskva; trong tháng 12 năm 1936, ông này đã được lệnh phải giảm bớt hoạt động tình báo tại Đức.[23] Cái gọi là "sứ mệnh Kandelaki" tiếp tục đến năm 1937 và kết thúc thất bại. Vì các lý do chính trị và tư tưởng, phía Đức Quốc xã đã không xem nó là cần thiết để đi đến việc mở rộng quan hệ với Liên Xô.[24].

"Những bài diễn văn có màu hạt dẻ"

Theo lịch sử phương Tây và báo chí trong Chiến tranh Lạnh, tên gọi này do Stalin nêu ra hồi tháng 10 năm 1939 tại Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Liên Xô (Bolshevik). Đến nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX, với trào lưu "cải tổ", tên gọi này được lược bỏ trong lịch sử và báo chí Liên Xô và sau đó là Nga. Theo một số nhà sử học, trong bài phát biểu, Stalin đã gọi những cáo buộc của Anh và Pháp về chính sách của Liên Xô đối với Đức là sự khiêu khích, kích động chiến tranh, có hại cho hòa bình bằng cái tên này. Tại đây, ông cũng thông báo các mục tiêu chính trong chính sách đối ngoại của Liên Xô:

  • Để tiếp tục các chính sách hòa bình, Liên Xô tăng cường quan hệ kinh doanh với tất cả các nước.
  • Không để đất nước chúng tôi bị kéo vào các xung đột bởi các thế lực hiếu chiến đã quen được người ta ủy cho quyền thao túng trong sự phục thù.[25]

Mặc dù Viacheslav Damichev (Вячеслав Дашичев) cho rằng gợi ý này có vẻ như ngay lập tức được chấp nhận ở Berlin; rằng sau khi ký kết Hiệp ước Xô-Đức, Molotov gọi nó là "sự khởi đầu của những biến đổi" trong quan hệ Xô-Đức[26], nhưng lại không có một cơ sở tài liệu nào để giải thích tùy tiện bài phát biểu của Stalin tại Đại hội. Tại mục "Vị trí quốc tế của Liên Xô" trong báo cáo của mình, Stalin phân tích tình hình quốc tế lúc đó trực tiếp chỉ ra nguy cơ xâm lược:

"Đây là các sự kiện quan trọng trong thời kỳ hiện nay, đang mở ra một cuộc chiến tranh đế quốc. Năm 1935, Ý xâm chiếm Abyssinia và nô dịch nó. Vào mùa hè năm 1936 Đức và Ý đã tổ chức một sự can thiệp quân sự ở Tây Ban Nha, và Đức đã thực hiện cuộc can thiệp đó ở phía bắc Tây Ban Nha và vùng giáp giới giữa Tây Ban Nha với Maroc, và Ý ở phía nam của Tây Ban Nha và quần đảo Balearic. Năm 1937, Nhật Bản, sau khi chiếm đóng Mãn Châu, đã xâm chiếm miền Bắc và miền Trung Trung Quốc, đã chiếm Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải và bắt đầu mở rộng phạm vi chiếm đóng ra ngoài khu vực của đối thủ cạnh tranh của họ. Đầu năm 1938, Đức xâm chiếm Áo, và mùa thu năm 1938, chiếm vùng đất Sudet của Tiệp Khắc. Cuối năm 1938, Nhật Bản chiếm Quảng Châu, và vào đầu năm 1939, chiếm đảo Hải Nam".[25]

Bản báo cáo cũng chỉ ra những nước đã lùi bước trước các cuộc xâm lược và giải thích những lý do cho tình huống này:

"Trong cuộc chiến đấu với những kẻ xâm lược, sự thiếu tích cực của một số quốc gia, chủ yếu là Anh, Pháp, Hoa Kỳ đã vô hình trung làm phương hại đến lợi ích của chính họ với những chính sách ngược đời, từng bước rút lui, nhượng bộ và tiếp tục nhượng bộ kẻ xâm lược. Lý do chính là họ đã từ chối sự thống nhất giữa các cường quốc; đặc biệt là Anh và Pháp đã từ bỏ chính sách an ninh tập thể chống xâm lược trong quá trình chuyển đổi của họ từ vị trí không can thiệp đến vị trí trung lập "[25].

Những luận điểm chính trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại của Liên Xô đã không được các nước phương Tây chú ý, cũng như những gợi ý của nó mặc dù không chỉ ra kế hoạch "nâu hoá" nhưng đã hàm chứa nguy cơ này một cách rõ ràng. Và, cho dù có những luận điểm quan trọng trong bài nói của Stalin có động chạm đến Anh và Pháp, nhưng cánh cửa để đàm phán với họ vẫn được để ngỏ, và các sự kiện tiếp theo cho thấy rõ điều này. Ngày 18 tháng 3 năm 1939, chính phủ Liên Xô đề xuất triệu tập một hội nghị sáu nước: Liên Xô, Anh, Pháp, Ba Lan, Rumani và Thổ Nhĩ Kỳ để phát triển một liên minh phối hợp hành động nhằm đối phó các hành động gây hấn mới của Đức là sự đe dọa đối với Rumani.

Kể từ đó, các kênh liên hệ ngoại giao Liên Xô, Anh và Pháp vẫn tiếp tục do hiểm hoạ xâm lược của Đức. Sau đó, các kênh này đã biến thành một cuộc đàm phán đầy đủ về một liên minh chính trị và quân sự. Trên bối cảnh toàn cục, có thể coi cụm từ của Stalin giống như một tín hiệu rõ ràng: Không để đất nước chúng tôi bị kéo vào các xung đột bởi các thế lực hiếu chiến đã quen được người ta ủy cho quyền thao túng trong sự phục thù. Điều đó biểu thị ý muốn hành động một cách cân bằng trên cơ sở chính sách đối ngoại trước hết nhằm bảo đảm lợi ích của Liên Xô.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hiệp_ước_Xô-Đức http://www.petrograd.biz/stalin/14-27.php http://mahtrasass.livejournal.com/46977.html http://mahtrasass.livejournal.com/49674.html http://www.tapirr.com/texts/history/suvorov/pravda... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://books.google.de/books?ei=ke--TP6UJ4jOswbRo7... http://books.google.de/books?id=3hQmwTWoqHYC&lpg=P... http://books.google.de/books?id=a8c0AAAAIAAJ&q=Fin... http://www.fordham.edu/halsall/mod/1939pact.html http://d-nb.info/gnd/4011957-9